Yoga là phương pháp giúp bạn cải thiện sức khỏe thông qua việc kết nối cơ thể, trái tim và tâm hồn. Đặc biệt, những người mới bắt đầu tập Yoga cần tìm hiểu kỹ các kiến thức cơ bản để gặt hái được kết quả thực sự viên mãn, cả về sức khỏe lẫn trí tuệ. Dưới đây là những điều bạn cần ghi nhớ khi mới bắt đầu luyện tập Yoga.
Tìm loại hình Yoga phù hợp
Yoga được chia ra nhiều loại như Hot Yoga (Bikram Yoga)-Dành cho người muốn giảm cân, Ashtanga-Giải độc cơ thể, Viniyoga-Rèn luyện thể lực toàn thân, Sivananda-Thư giãn và Sáng suốt, Hatha– Yoga cho người mới bắt đầu, Power Yoga-Tiêu hao mỡ tối đa…Vì vậy bạn cần xác định mục đích học là gì để lựa chọn các bài tập phù hợp, cũng như có sự hỏi kĩ lưỡng các giáo viên để bạn có thể học hiệu quả nhất các bài tập mà mình đã lựa chọn.
Lựa chọn không gian
Yoga là bộ môn thể thao không chỉ tốt cho thể chất mà còn cả tinh thần. Vì vậy không gian để luyện tập Yoga không nên quá tù túng và có nhiều tiếng ồn. Không gian nhỏ hẹp cũng sẽ làm bạn vướng khi tập các động tác duỗi chân, duỗi tay của Yoga, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tinh thần tập. Bật các loại nhạc thư giãn nhẹ nhàng hay đốt tinh dầu thơm trong khi tập cũng mang lại hiệu quả tinh thần tốt hơn.
Thời gian nào tập Yoga tốt nhất?
-Sáng sớm: Tiếng Phạn cho thời gian này là “thời gian thần thánh của yoga”. Lúc này, tinh thần bạn sảng khoái, tập yoga vào buổi sáng sẽ đánh thức các giác quan, thể chất, tình thần, năng lượng và đặc biệt làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn.
-Tối muộn: Thời gian này dạ dày rỗng nên tập yoga rất có lợi cho việc hô hấp bằng cơ hoành cũng như tốt cho việc phòng và chữa bệnh. Thêm vào đó, tập yoga giúp điều hòa tâm trí, xua tan mệt mỏi để bạn có giấc ngủ sâu hơn
Luôn kiên trì, nhẫn nại
Người tập muốn có hiệu quả cần phải chậm rãi, cẩn thận và thật sự chính xác trong từng động tác. Tập luyện cần bao gồm các bước sau:
-Bước 1: Sơ thiền – Ngồi tĩnh tâm khoảng 3-5 phút để chuẩn bị bước vào buổi tập.
-Bước 2: Khởi động – Vận động làm nóng cơ bắp, dây chằng…
-Bước 3:Tập các tư thế, động tác Yoga (asana)
-Bước 4:Xoa bóp – Xoa bóp các bộ phận của cơ thể sau khi tập asana
-Bước 5:Thư giãn – Nằm thư giãn toàn thân để cơ thể hấp thụ năng lượng và lấy lại cân bằng.
Chú tâm các động tác của mình
Hãy thong thả và hoàn toàn tập trung vào quá trình của mình. Bạn không nên so sánh kết quả tập luyện của mình với người khác vì việc so sánh chỉ khiến bạn bị áp lực, không tốt cho sức khỏe và tinh thần. Bạn hãy nhớ rằng việc chú tâm vào động tác của mình chính là cách bạn giúp cơ thể giải phóng bản thân khi luyện tập Yoga.
Lựa chọn cho mình một giảng viên
Nếu bạn đến các trung tâm để học thì việc tìm cho mình một giáo viên dạy Yoga là điều cực kỳ quan trọng . Họ là người sẽ là người chỉ dạy chỉnh sửa từng động tác, hơi thở một cách kỹ lưỡng và chuẩn xác nhất và chọn lựa cho bạn các bài tập phù hợp với cơ địa của học viên để mau chóng đạt được mục tiêu và giúp bạn thêm yêu bộ môn này hơn.
Thảm tập êm ái là điều quan trọng
Dù nơi luyện tập Yoga tại nhà của bạn được lát gỗ, thảm len, hay lát gạch, một chiếc thảm tập Yoga vẫn là một trong những vật dụng cần thiết. Một chiếc thảm tập tốt giúp bạn cảm thấy êm ái và thoải mái, chống trơn trượt hay xô dịch trong quá trình luyện tập.
Chế độ ăn uống khi tập Yoga
Trước khi bắt đầu tập Yoga bạn nên để ruột và bàng quang trống rỗng, cố gắng tránh ăn (trừ một bữa ăn nhẹ khi thực sự cần thiết) trong khoảng hai giờ trước buổi tập. Nếu không bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và nặng nề trong suốt buổi tập.
Học cách thở đúng
Bạn hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng. Hít sâu và thở dài để tăng lượng oxy, giảm được lượng oxit cacbon bơm vào máu và các múi cơ. Nhờ đó, bạn có thể thêm nhiều năng lượng giúp việc tập luyện được tốt hơn, hăng say hơn. Các bài tập thở trong Yoga sẽ dạy chúng ta cách nạp năng lượng cho cơ thể và kiểm soát tinh thần bằng cách điều chỉnh khí trong người. Giúp ta cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, tập trung hơn và tăng nguồn năng lượng sống. Mỗi bài tập cũng sẽ có cách hít thở riêng, và bạn cần chú ý đến nó để đạt hiệu quả tốt hơn.
XEM THÊM
LỢI ÍCH CỦA LUYỆN TẬP YOGA ĐỐI VỚI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
6 TƯ THẾ YOGA GIÚP HỖ TRỢ CỔ TAY CỦA BẠN
NHỮNG LÍ DO NAM GIỚI CŨNG NÊN LUYỆN TẬP YOGA