Cầu Lông

Cầu Lông

202 sản phẩm

Bộ lọc

Sắp xếp
  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho giảm dần

Bộ lọc

Thương hiệu:
Lọc giá:
Theo Môn Thể Thao:
Xóa hết
-24%
 Vợt cầu lông Kumpoo  Control K520 Pro Trắng
-22%
 Vợt cầu lông VenSon Blade 7300

VenSon

Vợt cầu lông VenSon Blade 7300

700,000₫ 900,000₫

-39%
 Vợt cầu lông Kumpoo Power Control CA-06 Hồng
-22%
 Vợt cầu lông VenSon Blade 7000

VenSon

Vợt cầu lông VenSon Blade 7000

700,000₫ 900,000₫

-24%
 Vợt cầu lông Kumpoo  Control K520 Pro Đen

Kumpoo

Vợt cầu lông Kumpoo Control K520 Pro Đen

620,000₫ 820,000₫

-22%
 Vợt cầu lông VenSon Blade 7200

VenSon

Vợt cầu lông VenSon Blade 7200

700,000₫ 900,000₫

-22%
 Vợt cầu lông VenSon Blade 7100

VenSon

Vợt cầu lông VenSon Blade 7100

700,000₫ 900,000₫

-39%
 Vợt cầu lông Kumpoo Power Control CA-06 Xanh

1 Những lợi ích tuyệt vời khi chơi cầu lông

Cầu lông là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng vì tính thanh lịch, nhẹ nhàng, có thể chơi được trong thời gian ngắn, không cần tốn quá nhiều diện tích và nhất là phù hợp với tất cả mọi người dù bạn ở độ tuổi nào.

Có thể chơi được ngoài trời hoặc ngay cả trong nhà, phù hợp với mọi lứa tuổi. Hơn nữa dù chơi đơn hay đôi, cầu lông luôn là môn thể thao thú vị, hấp dẫn, là sự lựa chọn lý tưởng khi bạn muốn tăng cường sức khỏe tâm lý, thể chất cũng như tương tác xã hội.

Tập luyện cầu lông là một trong những phương pháp luyện thể chất và rèn luyện sức khỏe hiệu quả nhất. Khoa học đã chứng minh chơi cầu lông đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp bạn sống lâu hơn.

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe hàng đầu mà cầu lông đem lại:

     1.1 Tăng cường tốc độ, phản xạ

Chơi cầu lông đòi hỏi tốc độ, do đó môn thể thao này sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ và phản xạ.Thêm vào đó, sự nhạy bén cũng là một yếu tố cần phải có  bởi người chơi phải biết cách đánh lừa đối thủ.

     1.2 Tăng sức mạnh cơ bắp

Chơi cầu lông giúp tăng cường sức mạnh cơ bốn đầu đùi, cơ mông, bắp chân và gân khoeo. Đồng thời các cơ bắp chính trong cơ thể bạn như cơ bắp tay và lưng cũng được tác động khá mạnh.

     1.3 Sức mạnh thể chất

Hoạt động chạy, nhảy và vụt cầu lông giúp đốt mỡ với tốc độ 450 calo/giờ. Cầu lông là bài tập cardio (tim mạch) giúp bạn cải thiện vóc dáng rất hiệu quả, đặc biệt nếu bạn muốn tập phối hợp với một môn thể thao khác.

Giống như mọi môn thể thao khác, cầu lông có thể giúp giảm các nguy cơ sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì... Nó cũng làm tăng lượng cholesterol tốt, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

     1.4 Tăng cường độ cứng vững của hệ xương

Điều này có thể thấy rõ nhất khi so sánh một người ít vận động so với một người thường xuyên hoạt động thể thao với cầu lông hay bộ môn khác, đặc biệt khi về già. Thường những người vận động cơ thể bật nhảy di chuyển liên tục sẽ có hệ xương khớp vững vàng hơn, đây là một yếu tố ảnh hưởng tới cả tuổi thọ.

     1.5 Đánh cầu lông giúp tăng chiều cao ở tuổi phát triển

Đây là một trong những lợi ích của việc chơi cầu lông đã giúp nhiều bạn trẻ tìm đến bộ môn thể thao này. Ở những độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển cơ thể thì việc chơi cầu lông giúp ảnh hưởng một cách tích cực tới việc phát triển chiều cao của các em. Với sự vận động thường xuyên của các khớp sẽ kích thích sự phát triển liên tục của những lớp sụn và làm tăng chiều cao cơ thể.

     1.6 Cải thiện tâm lý

Khi chơi cầu lông làm tăng lượng endorphin, hormone giúp con người cảm thấy vui vẻ, yêu đời, suy nghĩ tích cực, ngủ ngon. Thêm vào đó, cầu lông giúp giảm căng thẳng và lo âu do sức khỏe thể chất được tăng cường.

     1.7 Tăng sự linh hoạt, nhạy bén

Bạn càng di chuyển nhiều thì càng trở nên linh hoạt, nhất là khi môn cầu lông đòi hỏi các động tác rướn, với.

     1.8 Giảm cân

Cầu lông có thể giúp kiểm soát cân nặng bởi nó đốt mỡ và tăng cường trao đổi chất. Nếu kết hợp với dinh dưỡng hợp lý, người chơi hoàn toàn có thể đạt trọng lượng lý tưởng.

     1.9 Mở rộng kết nối xã hội

Sự tương tác xã hội sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực. Bạn cần ít nhất một đối thủ để chơi cầu lông. Đồng thời bạn cũng có thể chơi cùng một đồng đội, đối đầu hai đối thủ khác. Và khi tham gia một câu lạc bộ sẽ giúp bạn hòa nhập vào cộng đồng.

2 Các dụng cụ cần thiết khi chơi cầu lông

Dụng cụ khi chơi cầu lông là những dụng cụ không thể thiếu, là một phần tạo nên thành công trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu cầu lông cho người chơi. Lựa chọn dụng cụ cầu lông tốt và chất lượng sẽ đem đến cho người chơi sự tự tin và sức mạnh với những cú đánh cầu hiểm hóc, đánh bại đối thủ.

     2.1 Vợt cầu lông

Vợt cầu lông là dụng cụ quan trọng đối với người chơi với các yếu tố như: độ cứng, trọng lượng, độ cân bằng, hình dạng vợt,… Các loại vợt thông thường được sản xuất từ sợi cacbon hay graphite hoặc một số chất liệu ở các nhà sản xuất khác như titanium, nanocacbon.

Vợt cầu lông có loại dạng đầu vợt vuông và hình bầu dục trong đó vợt hình bầu dục phổ biến hơn và nặng hơn còn vợt đầu vuông thì ngược lại.

Trọng lượng trung bình của vợt từ 80-95g, trọng lượng ảnh hưởng đến tốc độ của quả cầu và thời gian cú đánh nhanh hay chậm. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm chơi cầu lông của tôi, bạn cũng nên chú ý độ cân bằng của đầu vợt để lựa chọn cây vợt có độ cân bằng tốt, giúp người chơi có các cú đánh ổn định và nhiều lực khi phát và đánh cầu.

     2.2 Trái cầu lông

Một trong những dụng cụ chơi cầu lông không thể thiếu đó chính là cầu lông. Mười sáu chiếc lông vũ được cố định trong một đế nút chai được bọc trong một tấm da mỏng tạo thành một quả cầu. Điều thú vị là Quả cầu lông tốt nhất được làm từ lông từ cánh của một con ngỗng. Quả cầu nặng từ 4,74 đến 5,50 gam.

     2.3 Cán vợt cầu lông

Cán vợt là phần tiếp xúc với các ngón tay và bàn tay, quyết định hiệu quả của người chơi. Cán vợt cầu lông tốt sẽ giúp người chơi cầm tốt và điều khiển các cú đánh tốt, phát và trả cầu tốt.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến các loại cán, kích cỡ và tính chất của cán cũng rất quan trọng. Các yếu tố này tùy thuộc vào kích cỡ bàn tay của người chơi, độ nhanh nhẹn của phần ngón tay và cổ tay,…

     2.4 Cước cầu lông

Cước vợt cầu lồng là điểm tiếp xúc với đế cầu để tạo nên những cú đánh. Vấn đề mà người chơi cần chú trọng ở cước cầu lông chính là căng dây như thế nào để người chơi có cảm giác đánh cầu tốt nhất.

Do đó, theo kinh nghiệm chơi cầu lông của tôi, bạn nên lựa chọn các loại dây cước và mức căng dây phổ biến là 0,65mm; 0.7 mm; 0.75mm sao cho phù hợp với bạn. Cỡ dây cước càng to thì đánh cầu càng bị bì nhưng lại có độ bền tốt, cỡ dây nhỏ thì đánh cầu nhanh và mạnh hơn nhưng dây nhanh đứt, không bền.

Độ căng của dây vợt ảnh hưởng đến hiệu quả các cú đánh của vợt, căng ở mức tối đa sẽ khiến vợt có cú đánh chắc chắn nhưng lại không cho bạn cảm nhận đánh tốt. Nếu căng vợt ở mức độ không phù hợp sẽ khiến cho vợt cầu lông của bạn khó điều khiển, dễ xảy ra trấn thương.

     2.5 Giày chơi cầu lông

Đây là vật dụng đầu tiên cần thiết khi chơi cầu lông cần có. Đế giày phù hợp khi chơi cầu lông là giày có đế mỏng, trọng lượng nhẹ, đế có phần chống đỡ bảo vệ bên trong rất tốt cho các tư thế tiếp giáp đất của chân.

Giày cầu lông tốt sẽ hỗ trợ người chơi chạy nhanh hơn, bảo vệ phần gót chân thay đổi linh hoạt theo từng đường chạy, làm giảm nguy cơ trấn thương, giúp người chơi thực hiện các động tác di chuyển nhanh hơn,…

Giày cầu lông tốt là giày sử dụng với thời hạn từ 3-6 tháng bởi khi các phần đế trong và ngoài bị mòn thì khả năng chống đỡ không còn tốt nữa.

Nếu không muốn phần gót chân dễ xảy ra tình trạng bong gân, bạn không nên đi giày liên tục và sử dụng đế giày quá dày. Điều này còn khiến chân của bạn bị cao lên, ảnh hưởng đến hiệu quả khi bạn chơi cầu lông.

     2.6 Trang phục khi chơi cầu lông

Trang phục khi chơi cầu lông đề cao yếu tố thoải mái, thấm hút mồ hôi. Quần áo nên được làm từ chất liệu cotton phù hợp và kiểu dáng thoải mái, năng động không ảnh hưởng đến hoạt động của bạn.

     2.7 Phụ kiện cầu lông

Phụ kiện cầu lông thường được sử dụng là Grip, Quần áo cầu lông, Vớ, Băng cổ tay và Băng đeo đầu. Dụng cụ chơi cầu lông này có khá ít người quan tâm nhưng nó cũng khá cần thiết đối với người chơi.

     2.8 Quấn cán

Quấn cán làm bằng vải hoặc sợi tổng hợp giúp thấm hút mồ hôi và cho bạn cảm giác khô ráo hơn. Tay cầm là một dụng cụ chơi cầu lông giúp giảm ma sát cho lòng bàn tay và giảm chấn thương trong quá trình cầm vợt.

3 Vợt cầu lông là gì?

Vợt cầu lông là một trong các vật dụng rất quan trọng và cần thiết khi chơi cầu lông. Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại vợt cầu lông khác nhau. Dụng cụ luyện tập này thường được phân chia dựa theo vật liệu, khối lượng, loại dây quấn cán cũng như độ căng của dây vợt.

     3.1 Vợt bằng kim loại

Vợt bằng kim loại được sử dụng khá phổ biến những năm 80 và 90. Loại vợt này được cải tiến và biến tấu từ chính những chiếc vợt gỗ được sử dụng trong thời kỳ trước đó. Vật liệu được dùng để làm vợt bằng kim loại thường là hợp kim thép, titan hoặc nhôm.

Đây là những vật liệu có khả năng giúp vợt trở nên mạnh và bền hơn. Ưu điểm của vợt bằng kim loại chính là độ bền cao và rất khó bị gãy dù đánh trúng mặt sân hoặc vợt của đối thủ.

Ngoài ra, vợt kim loại cũng tương đối rẻ, giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn khi chơi cầu lông. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại vợt này là độ đàn hồi khá kém.

     3.2 Vợt bằng graphite

Graphite là một dạng hợp chất của cacbon với cấu trúc các vòng lục giác xếp lại với nhau. Các sợi cacbon này siêu bền và có đặc tính đàn hồi cao.

Vật liệu graphite cho phép việc phân bổ trọng lượng trong vợt được đồng đều hơn. Sự ổn định của phân tử cacbon cũng cho phép các nhà sản xuất điều chỉnh độ đàn hồi của vợt.

Ngoài ra, vợt bằng graphite cũng có độ bền khá cao. Vì vậy, bạn có thể đan lưới với độ căng dây lớn hơn mà không cần lo lắng về việc có thể làm hỏng vợt. Đây cũng là sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn mua vợt cầu lông cho trẻ em.

     3.3 Vợt loại nhẹ

Nếu là người mới tập chơi cầu lông, bạn nên lựa chọn cho mình một cây vợt cầu lông loại nhẹ. Loại vợt này thường dễ kiểm soát và sẽ giúp bạn giảm thiểu áp lực lên các cơ bắp của mình.

Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được tối đa khả năng chấn thương trong khi chơi cầu lông. Một cây vợt loại nhẹ lý tưởng nên có trọng lượng từ 85 – 90g. Các loại vợt cầu lông nhẹ sẽ cho phép bạn thực hiện những cú đánh với tốc độ nhanh hơn và dễ dàng trở về vị trí ban đầu hơn.

     3.4 Vợt loại nặng

Hầu hết những người chơi cầu lông dày dạn kinh nghiệm thích sử dụng các loại vợt nặng vì điểm cân bằng của chúng nằm ở vị trí cao hơn. Điểm cân bằng của vợt là điểm mà ở đó, khi bạn đặt vợt lên ngón trỏ của mình, vợt sẽ nằm thăng bằng. Khi điểm cân bằng nằm càng cao, điều đó nghĩa là đầu của vợt càng nặng.

Một cây vợt nặng thường khó kiểm soát hơn và bạn cũng sẽ mất nhiều sức hơn để sử dụng loại vợt này. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà chúng sẽ cung cấp cho bạn nhiều lực hơn khi đánh cầu, giúp những cú đập cầu của bạn “khó nhằn” hơn.

     3.5 Vợt có tay cầm quấn bằng khăn

Một yếu tố quan trọng khác mà bạn cần xem xét khi lựa chọn vợt cầu lông là tay cầm của chúng. Chính vì vậy, vợt cầu lông cũng có thể được phân loại dựa vào vật liệu quấn tay cầm.Trong đó, vợt có tay cầm quấn bằng khăn được rất nhiều người chơi cầu lông yêu thích vì khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt.

Tuy nhiên, việc thấm hút mồ hôi tốt cũng là nguyên nhân khiến các vi khuẩn và nấm mốc có thể dễ dàng tích tụ tại đây. Chính vì vậy, với loại vợt cầu lông này, bạn cần phải thay lớp quấn tay cầm rất thường xuyên.

     3.6 Vợt có tay cầm quấn bằng dây nhựa tổng hợp

Với các loại vợt cầu lông có tay cầm được quấn bằng dây nhựa tổng hợp, bạn không cần phải thay dây thường xuyên như tay cầm quấn bằng khăn. Tay cầm quấn bằng dây nhựa tổng hợp cũng thường nhẵn và ít bám bụi bẩn hơn các loại dây bằng vải hay khăn.

Tuy nhiên, các loại dây quấn này không thấm hút mồ hôi. Vì vậy, chúng có thể gây ra cảm giác khó chịu cho bạn khi sử dụng đấy!

     3.7 Vợt có độ căng dây lớn

Để kiểm tra độ căng của dây vợt, bạn có thể ấn nhẹ lòng bàn tay vào giữa mặt lưới. Dây vợt tốt nhất nên chùng xuống khoảng 1mm sau khi ấn. Những người chơi muốn thực hiện các kỹ thuật khó thường cần trang bị cho mình loại vợt cầu lông có độ căng dây lớn

Vì vậy, nếu là người mới bắt đầu tập chơi cầu lông, bạn nên chọn các loại vợt có độ căng dây trung bình. Một khi đã nắm rõ các kỹ thuật chơi, bạn có thể chuyển sang các loại vợt có độ căng dây lớn hơn

4 Cách chọn vợt cầu lông đúng như thế nào?

Mua vợt để chơi thì bạn không thể mua vợt theo ý người khác. Tuy nhiên, chọn vợt phải phù hợp với lối chơi, thể chất... của mỗi người, nên cần tìm hiểu để biết loại vợt nào thích hợp nhất: Vợt công, thủ hay vừa thủ vừa công, nặng hay nhẹ, cán to hay cán nhỏ…

     4.1 Độ nặng hay nhẹ của vợt (số U)

Thông số này được ký hiệu bằng chữ U trên tem dán hoặc được khắc lazer gần phần đầu của cán vợt (ở phần cán tiếp giáp với thân vợt), hay in hẳn lên thân vợt (còn gọi là đũa vợt). Số U trên cán càng lớn, vợt càng nhẹ.

2U: 90-94 gr. Dành cho người có cánh tay và cổ tay khỏe

3U: 85-89 gr. Đây là trọng lượng vừa phải

4U: 80-84 gr. Dành cho nữ giới và trẻ em, thiếu niên

5U: Dưới 80 gr. Dành cho nữ giới và trẻ em, thiếu niên

Nhưng thông thường, những chiếc vợt có trọng lượng nhẹ, trong khoảng từ 80-84g sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất dành cho những người mới bắt đầu chơi. Trọng lượng nhẹ cho phép người mới chơi thay đổi và phục hồi tốc độ một cách nhanh chóng, đồng thời giúp giao cầu nhanh hơn và thay đổi hướng đánh, ứng biến nhanh hơn trong trận cầu.

Ngoài ra, trọng lượng trong khoảng từ 80-84g còn tạo điều kiện tốt hơn để người mới chơi tập luyện những kỹ năng khó như đánh cầu vòng qua cổ, qua vai mà hạn chế được những chấn thương có thể xảy ra.

     4.2 Chu vi cán vợt

          cạnh số chữ U trọng lượng. Số G càng lớn, cán vợt càng nhỏ. Người có bàn tay to thường chuộng cán chu vi G2, G3, còn người trung bình trở xuống thường chọn G4, G5. Chọn cán vợt phù hợp sẽ giúp người chơi cầm nắm vợt dễ chịu và chắc chắn hơn. Ngoài ra, chu vi cán có thể thay đổi bởi “cách quấn cán vợt”.

Có nhiều bạn thích quấn to để đập cầu mạnh hơn, hiệu quả hơn. Nhưng khuyết điểm của việc quấn to là người chơi rất khó xoay chuyển vợt, đặc biệt là trong những trường hợp từ tấn công sang phòng thủ. Khi quấn to, cán vợt gần như tròn và các cạnh bị bao cong nên rất khó để cảm nhận được mặt vợt, từ đó người chơi khó khăn hơn trong việc đánh cầu đúng điểm ngọt của mặt vợt.

Trường hợp khi quấn cán nhỏ quá, điểm lợi thế là tay cầm vợt sẽ linh hoạt hơn khi cán vợt gần như nằm gọn trong tay, nhược điểm của vợt quấn cán nhỏ là cầm sẽ lỏng lẻo, cảm giác không ổ định và đập cầu ít ra lực, chưa kể sử dụng quấn cán nhỏ và quá mỏng còn tăng nguy cơ chai tay, nhất là vị trí ngón trỏ khi chịu phần lớn lực đẩy trong các pha cầu.

Vì vậy, chọn cỡ cán vợt và cách quấn cán phù hợp với cỡ tay của chính mình là tốt nhất. Điều này phụ thuộc vào việc bạn chơi cầu thường xuyên, chăm chỉ luyện tập để tay có cảm giác đánh tốt nhất và thông qua quá trình đánh cầu lâu dài để tìm được cỡ cán vợt hợp với tay mình.

     4.3 Chiều dài vợt

Chuẩn là từ 665mm -  680mm.

Vợt công: Nặng đầu (heavy head) hay offensive (công). Phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.

Vợt công - thủ: Cân bằng (even balance).

Vợt thủ: Nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ). Phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu, đẩy cầu, chém cầu.

Những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy. Người nào đánh công tốt có thể dùng vợt nặng đầu, lối chơi toàn diện có thể chọn vợt cân bằng và đánh thiên về thủ phản tạt có thể dùng vợt nhẹ đầu.

Hoặc nếu xét về tuổi tác thì người chơi trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu. Ngược lại, người cao tuổi, tuổi trung niên yếu sức hơn, hay đánh lắt léo, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu.

     4.4 Độ dẻo của vợt

Rất dẻo: Đánh cầu lắt léo, khó điều khiển cầu nhưng đối phương khó đoán hướng.

Dẻo: Đánh cầu nhẹ, khéo. Phù hợp lối chơi tiết kiệm sức và nặng về phòng thủ.

Trung bình: Loại này công thủ đều đạt mức độ trung bình. Với người chơi nghiệp dư giỏi, loại này rất phù hợp. Khi chọn mua loại này, nên chú ý đến trọng lượng và điểm cân bằng để chọn phù hợp với sở trường.

Cứng: Đánh cầu mạnh. Phù hợp với người trẻ, có sức mạnh.

Rất cứng: Cú đập cực mạnh, chuẩn xác. Cú giật cổ tay uy lực. Loại này phù hợp với các vận động viên chuyên nghiệp.

Người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng. Nếu lực cổ tay hơi yếu nên chọn vợt hơi dẻo hơn. Với vợt thân dẻo, độ linh hoạt khi sử dụng cũng cao hơn. Thực tế, các nhà sản xuất cũng có “chiêu” làm tăng độ dẻo thân vợt dù thân làm bằng chất liệu cứng, nói nôm na là “tăng lực”.

Dù sao, hiệu quả sử dụng các loại vợt “tăng lực” này còn tùy vào tài nghệ của người chơi chứ không cứ “tăng” là tốt. Ngoài ra, có nhà sản xuất ghi rõ trên thân vợt chữ offensive (công) hoặc defensive (thủ) cho dễ chọn cái hợp “gu”.

Nếu người chơi không phải là vận động viên chuyên nghiệp thì việc loại vợt nào chuyên dùng để đánh đơn hay đánh đôi cũng không quan trọng lắm. Dân phong trào thường lấy đánh đôi làm chính.

Với người mới chơi, nên chọn những cây vợt dẻo và nhẹ một chút cho dễ điều khiển. Khi đã đánh tốt thì mới cần chọn vợt khắt khe hơn.

     4.5 Mức độ trợ lực

Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, không trợ lực.

Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.

Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao*.

Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao* có pha Titan hoặc các bon dạng sóng, cấu trúc Nano.

Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module* cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

Thường những người mới bắt đầu chơi nên chọn loại vợt có điểm cân bằng thấp kết hợp với một trọng lượng nhẹ vừa phải, phù hợp với bản thân. Những cây vợt này tuy không cho phép sử dụng nhiều lực hơn cho cú đánh, tuy nhiên lại rất dễ để kiểm soát vì người mới chơi thiếu kinh nghiệm và sức ở tay yếu.

+ Vợt chế tạo từ Graphite module cao mới có khả năng chống xoắn cán, khi đập mạnh cầu không trúng đường tâm dọc.

     4.6 Cân bằng động

Chỉ số này giúp vợt không rung khi va đập với quả cầu.

Người mua có thể tự kiểm tra bằng cách ép chặt cán vợt lên mặt phẳng, lấy ngón tay bật nhẹ vào đỉnh vợt theo hướng vuông góc. Nếu đỉnh vợt rung thẳng, không lắc ngang là vợt cân bằng động tốt. Nếu lắc ngang là sản phẩm hỏng bị loại hoặc hàng giả.

     4.7 Độ căng

Độ căng là yếu tố quan trọng cơ bản nhất khi chọn vợt cầu lông cho người mới chơi. Với người mới chơi thì nên chọn mức căng vợt trung bình, không quá căng. Đối với người chơi có kinh nghiệm lâu năm và có xu hướng sử dụng nhiều lực vào cú đánh thì sẽ thích một mức độ căng cao hơn ở khoảng 22-23lbs.

     4.8 Thương hiệu

Sau khi lựa chọn vợt cầu lông qua thông số thì người mới chơi cầu lông nên chọn vợt theo thương hiệu. Hiện tại thị trường cầu lông có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người lựa chọn như Yonex, Victor, Lining, Apacs... Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế mà người chơi sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau.

Với giá từ 1 triệu trở lên, bạn có thể lựa chọn cho mình những cây vợt từ những hãng tên tuổi và chất lượng như Yonex, Victor, Lining… Đây là những hãng vợt lớn với công nghệ tối tân cùng chất lượng rất được đảm bảo.

Không những thế, những cây vợt này có các thông số cực kỳ ấn tượng, phù hợp với từng phong cách chơi và kinh nghiệm chơi cầu của bạn. Bên cạnh đó, những sản phẩm từ những hãng này luôn được bảo hành chuyên nghiệp.

Với mức giá dưới 1 triệu, bạn có thể chọn những hãng vợt như VNB, Proace, Apacs... Đây là những hãng vợt giá rẻ nhưng chất lượng cũng tương đối cao, kiểu dáng bắt mắt với độ bền chấp nhận được.

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng