7 SAI LẦM VỀ LUYỆN TẬP SỨC BẬT MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

7 SAI LẦM VỀ LUYỆN TẬP SỨC BẬT MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Có nhiều vận động viên từ bỏ việc cố gắng tập nhảy cao lên khi họ nghĩ rằng đã nhảy cao hết mức rồi không thể lên được nữa, mà không nhận ra được tiềm năng của mình. Những người đó ra ngoài phòng tập và tập hầu như không có kết quả gì. Sự thật là có thể là bạn đang tốn thời gian cho những bài tập mơ hồ.

 

Những vận động viên thường rất hiếm khi mắc sai lầm này, hầu hết thường là những người nghiệp dư hoặc những người cố ý lừa đảo giả làm kẻ phát hiện ra bí mật để nhảy cao hơn nhầm dụ dỗ người ta mua chương trình của mình. Sự thật thật ra khá đơn gian, nếu bạn cảm thấy không nhảy cao gì cả dù bạn có bỏ thời gian tập, có nghĩa 99.9% bạn tập sai.

 

SAI LẦM #1: QUÁ NHIỀU REPS

 

Hầu hết các vận động viên nghiệp dư tập rất nhiều reps trong một bài tập mà không nhận ra rằng mình sai. Tập với số lượng reps lớn (tập quá nhiều lần) là cách tập khá tốt cho việc tập luyện sức chịu đựng, sức bền, tuy nhiên cũng có góp phần giúp bạn nhảy cao lên (1 phần rất nhỏ )

 

NHẢY CAO = TỐC ĐỘ + SỨC MẠNH

 

Còn sức bền chỉ đóng vai trò phụ! Sức bền chỉ giúp chúng ta thực hiện những cú nhảy có độ cao trung bình liên tục trong một khoảng thời gian. Đối với nhảy cao, chúng ta cần chất lượng, không phải là số lượng. Thử tưởng tượng, Một vận động viên thực hiện những động tác Explosive (nghĩa là động tác nhanh, mạnh trong chớp nhoáng, một khoảng thời gian rất ngắn) ví dụ như vận động viên chạy nước rút 100m, vận động viên cử tạ thì họ không cần sức bền, ở đây họ cần lực bùng nổ nhiều nhất để giúp cho họ nhanh nhất có thể. Tóm lại nhảy cao cần lực bùng nổ, nhanh, mạnh , sức bền chỉ đóng vai trò phụ

 

SAI LẦM #2: TẬP QUÁ ÍT BÀI TẬP LỰC BÙNG NỔ

 

Muốn nhảy cao cần phải có lực bùng nổ của cơ kèm theo độ linh hoạt của cơ, một số bài tập để tập lực bùng nổ tuyệt với như: lateral jump, squat, tuck jump, box jump, depth jump, và nhiều bài tập plyometric khác. Tóm lại, đối với bất cứ bài tập nào bạn tập hãy cố gắn giảm thời gian thực hiện bài tập lại, thực hiện bài tập nhanh nhất có thể nhằm huy động được nhiều sợ cơ nhanh nhất có thể.

 

SAI LẦM #3: TẬP SAI TẤT CẢ CÁC NHÓM CƠ LIÊN QUAN

Nhiều vận động viên tập cơ nhưng tập các nhóm cơ không liên quan gì tới nhảy cao. Việc tập như vậy không giúp nhảy cao lên, mà còn làm giảm độ cao của bạn khi nhảy, giảm tiềm năng nhảy cao của bạn. Các nhóm cơ chính là : cơ bụng, cơ mông, cơ đùi sau , đùi trước, bắp chuối, lưng dưới, cơ vai (1 phần nhỏ ) Khi bạn nhảy các cơ đùi trước, đùi sau, cơ mông , bắp chuối co lại. Cơ lưng dưới, cơ bụng giúp giữ thăng bằng khi bạn ở giữa không trung, cơ vai đóng góp một phần nhỏ khi bạn vung tay. Tóm lại, bạn phải tập những nhóm cơ bên trên

 

SAI LẦM #4: KHÔNG BIẾT NHẢY CAO NHƯ THẾ NÀO? (SAI KỸ THUẬT)

Một cú nhảy bắt đầu với việc hạ người xuống trong vị trí chuẩn bị nhảy. Từ đó, mắt cá chân, đầu gối, cơ hông cần phải duỗi thẳng ra cũng một lúc để đẩy bạn lên phía trên. Khi ở giữa không trung, bạn cần phải giữ thăng bằng và tiếp tục thẳng lên.Trong không trung, những chuyển động cơ không cần thiết của bạn sẽ làm giảm độ cao tối đa mà có thể đạt được. Không lo lắng, không gồng giữa không trunng , đừng cố thể hiện với mọi người bằng cách vẫy tay hay là tạo ra những chuyển động chân không cần thiết. Tất cả những thứ đó sẽ làm giảm độ cao tối đa mà bạn có thể nhảy.

 

SAI LẦM #5: CHỈ TẬP ĐÚNG CÓ MỘT PHƯƠNG PHÁP

 

3 phương pháp trên đều có những hiệu quả riêng. Tuy nhiên tập đều đặng ba nhóm bài tập trên thì bạn sẽ đạt được kết quả tối đa. Plyometric được hiểu như là các bài tập giúp cơ của bạn nhanh hơn và linh hoạt hơn Tuy nhiên nhanh và linh hoạt không thì chưa đủ, nên nhóm bài tập Jumping sẽ giúp bạn giữ thăng bằng và cải thiện kỹ thuật khi nhảy. Tốc độ , sự linh hoạt, khả năng thăng bằng, cuối cùng bạn cần phải có lực mạnh hơn để thực hiện nhảy cao. Đó là lý do bạn cần phải tập Weight Lifting.

 

SAI LẦM #6: MUSCLE PLATEAU

 

Tốc độ, độ linh hoạt, khả năng thăng bằng, kĩ thuật và lực chính là những khía cạnh chủ yếu tốt cho việc tập nhảy cao. Tuy nhiên nếu không tập trung tập phối hợp cả 3 nhóm bài tập chính (weight lifintg, plyo, jumping) thì sẽ dẫn tới kết quả bạn bị chững lại.

 

Ví dụ: bạn đang nhảy cao tối đa 60cm, bạn đi tập Weight Lifting 1 tháng sau bạn nhảy cao lên 70cm. Sau đó bạn cảm thấy nó có hiệu quả đối với bạn và bạn cứ tập riết 1 nhóm bài tập đó. Sau đó bạn không thấy nhảy cao thêm. Điều này dẫn tới bị giới hạn trong việc khai thác hết tiềm năng nhảy cao một vận động viên.

 

Khi bạn tập trung chỉ một loại bài tập, cơ bắp của bạn sẽ thích nghi với chúng để giảm thiểu sự căng cơ, điều này dẫn tới bài tập đó không còn hiệu quả nữa. Tóm lại, sau một vài tuần , thường là vài tháng , bạn cần phải thay đổi bài tập để đảm bảo rằng các nhóm cơ của bạn được tập đồng đều và đúng cách. Tóm lại, tập nhiều phương pháp là chìa khóa của sự thành công.

 

SAI LẦM #7: NGHỈ KHÔNG ĐỦ VÀ TẬP LUYỆN QUÁ SỨC

Khi nghỉ không đủ thì bạn sẽ không thể nhảy hết mức tối đa mà bạn có thể và nguy cơ gây chấn thương cao.


NO REST = NO GAIN


Khi tập luyện nghĩa là bạn làm phá hủy cơ , khi bạn nghỉ ngơi là nó tái tạo lại. Nếu không nghỉ thì có nghĩa là giết chết quả trình phát triển cơ bắp và làm tăng sự mỏi cơ. Tóm lại tập quá sức và ăn uống không đầy đủ thì sẽ làm giảm kết quả của bạn xuống

TRỊNH VŨ THÁI HIỀN

Đang xem: 7 SAI LẦM VỀ LUYỆN TẬP SỨC BẬT MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng