Một “Vũ Khí Chiến Đấu” của các vợt thủ bóng bàn, nhưng chúng ta lại thường không biết cách để giữ gìn và bảo vệ nó. Khi bạn đã quen sử dụng và thích chiếc vượt đó rồi thì không muốn đổi sang dùng cây vợt khác vì đó như là một vũ khí chiến đấu của bạn.Vậy làm có những phương pháp nào để bảo vệ nó mỗi khi chúng ta không dùng nữa.
1. Cấu tạo của vượt bóng bàn
Đầu tiên ta phải biết cấu tạo của vợt bóng bàn như thể nào để biết cách bảo vệ vợt được đúng cách hơn.
Vợt bóng bàn được cấu tạo từ 2 phần chính là mặt vợt và cốt vợt:
+ Phần cốt vợt bóng bàn: thường được làm bằng gỗ hoặc bằng các chất liệu tổng hợp (ví dụ như cốt vợt Cacbon mà hiện nay rất nhiều người đang sử dụng). Một cốt vợt bóng ban có thể gồm từ 1 đến 7 lớp gỗ ghép lại . Số lượng, độ dày, độ cứng và độ phân bổ chất liệu của mỗi lớp tạo nên những tính chất khác biệt của mỗi loại cốt vợt.
+ Mặt vợt bóng bàn: Được dán một lớp mút gai thuận hoặc ngược tùy vào sở thích và sở trường kỹ chiến thuật của mỗi VĐV bóng bàn.
Kích thước, hình dáng và trọng lượng của vợt bóng bàn không hạn chế tùy vào các hãng và sở thích của người sử dụng.
2. Các cách bảo vệ vợt bóng bàn
Thứ nhất: Bảo vệ phần mặt vợt
Mặt vợt bóng bàn chủ yếu là được làm từ cao su nên khi bị các loại hóa chất dính vào sẽ nhão, biến dạng và gây hư hỏng. Chính vì thế bạn không nên sử dụng những loại hóa không rõ nguồn gốc để vệ sinh mặt vợt vì những hóa chất đó có chứa chất tẩy rửa mạnh và dễ làm mòn và mốc mặt vợt bóng bàn.
Sau khi sử dụng vợt thì bạn lấy một miếng khăn vải mềm sử dụng để lau các vết bẩn dính trên mặt vợt. Bạn nên lau mặt vợt với nước không chứa Clo hoặc bạn có thể dùng các loại nước vệ sinh vợt được bán tại các cửa hàng thể thao uy tín.
Bạn nên lau thật sạch sau đó để khoảng 30 phút cho khô hẳn. Chú ý tránh để vợt bóng bàn ở gần các nguồn nhiệt như máy tính, bóng đèn điện…
Khi vợt đã khô thì bạn có thể miếng bảo vệ vợt được bán tại các cửa hàng thể thao ốp vào mặt mút của vợt nhằm tránh cho mút tiếp xúc với không khí giúp mặt mút không bị oxy hóa, tránh tình trạng mốc ở mặt vợt và tránh trầy xước cho vợt.
Chú ý: Khi bạn nên sử dụng keo bôi vào mặt vơt trước rồi để khoảng 30 phút sau cho mút co lại rồi mới dán vào cốt. Bạn cũng cần phải dùng keo dán vợt chuyên dụng. Vì nếu bạn bôi keo xong mà dán vào ngay thì khi đó keo còn đang dãn chưa co vào, bạn dán vào cốt vợt ngay thì sau 1-2 hôm keo co vào sẽ làm mặt vợt của bạn bong lên khỏi cốt vợt.
Thứ 2: Bảo vệ phần cốt vợt
Đối với cốt vợt bóng bàn thì phần tay cầm là nơi thường bị dính mồ hôi tay và các chất kết dính, bắt bụi, do đó ta nên dùng một chiếc khăn ẩm thấm cồn lau đều lên phần tay cầm của cốt vợt. Sau đó chờ một lúc cồn bay hơi thì ta có thể cất đi và lần sau mang ra sử dụng sẽ sạch sẽ và không có mùi.
Bạn phải lau chùi thật cẩn thận phần cốt vợt – nhất là phần cán vợt
Bạn cũng có thể dùng các nước vệ sinh vợt để lau khô phần cốt vợt. Chú ý không đẻ cốt vợt tiếp xúc với các chất nóng hay phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, khi nóng sẽ làm cốt vợt của bạn bị nứt ra.
Thứ 3: Mua 1 bao đựng vợt
Để bảo quản tốt hơn cho cây vợt của bạn, bạn nên mua một chiếc bao vợt bóng bàn. Nó vừa giúp bạn bảo quản vợt bóng bàn vừa dễ cầm khi đi chơi mà không bị va đập hay hư hại. Nó còn để cất trữ tránh được điều kiện ẩm mốc của môi trường.
Mua 1 chiếc túi đựng vợt phù hợp để bảo vệ vợt tốt hơn
Bao đưng vợt bạn nên mua những cái mền, vừa vặn với vợt không nên nhỏ quá hoặc rộng để tránh làm xây xước mặt vợt. Mua những cái đi kém theo vợt là phù hợp nhất. Chú ý bao đựng vợt bạn chỉ nên đựng vợt, không nên bỏ thêm các vật dụng khác vào nếu không muốn vợt của bạn bị hư hỏng nhanh chóng.