HỌC CÁCH PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG CỦA BÁC SĨ Y HỌC THỂ THAO

HỌC CÁCH PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG CỦA BÁC SĨ Y HỌC THỂ THAO

Chấn thương thể thao là điều không thể tránh khỏi trong tập luyện và thi đấu thể thao. Vấn đề là bạn cần có hiểu biết để xử trí đúng ngay từ lúc đầu nhằm giúp chấn thương hồi phục tốt, tránh xử trí theo chủ quan hoặc theo chủ nghĩa kinh nghiệm có thể làm chấn thương trở nên trầm trọng hơn hoặc sẽ trở thành mãn tính khó điều trị, khó phục hồi, làm giảm đời sống thể thao của VĐV.

chan-thuong-the-thao

Bài viết này giúp cho các bạn có những khái niệm căn bản về chấn thương thể thao, các hình thức và biểu hiện, xử trí ban đầu (First Aid) và những biện pháp để phòng ngừa chấn thương

I. Nguyên nhân:
– Khởi động sai (thời gian – khối lượng – vị trí)
– Sức khỏe suy yếu, thể lực không tốt – có bệnh trong người
– Chấn thương nhiều lần
– Kỹ thuật chưa tốt
– Tâm lý – kinh nghiệm thi đấu còn non nớt
– Tập luyện quá tải
– Thiếu dụng cụ bảo vệ – dụng cụ thi đấu không phù hợp – sân bãi xấu
– Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh

II. Phân loại chấn thương:
Với mỗi chấn thương phần mềm việc xử trí ban đầu là quan trọng và rất cần thiết để giảm triệu chứng, giúp tổn thương ổn định, góp phần làm tổn thương lành tốt. Bạn có thể làm trước khi cần có sự can thiệp chuyên sâu của các bác sĩ Y Học Thể Thao trong trường hợp nặng.

1. Chấn thương phần mềm
Chấn thương mô mềm: gân – cơ – dây chằng với nhiều mức độ khác nhau có thể do va chạm trực tiếp hay bị kéo căng quá mức – vặn xoắn, co rút đột ngột với nhiều mức độ khác nhau như giãn – rách – đứt – đụng dập…

Hơn 80% chấn thương thể thao thuộc về phần mềm (tổn thương gân, cơ, dây chằng). Chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 đến độ 3, thường là giãn rất nhẹ gân, cơ dây chằng, trong đó có:

* Độ 1: cảm giác đau thoáng qua, không ảnh hưởng sinh hoạt bình thường, vùng bị thương chưa quá sưng, bầm hoặc chỉ đau nhiều khi vận động nặng, chịu lực lớn, số lượng bó sợi bị rách 25%, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần được xử trí đúng theo công thức R.I.C.E.

* Độ 2-3, có thể áp dụng R.I.C.E để giảm đau, nhưng nhất thiết phải được chữa trị chuyên khoa.
– Độ 2: sưng bầm tại chỗ, đau nhiều, giới hạn một phần vận động của cơ, mất vững một phần của khớp. Dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% số sợi.
– Độ 3: các dấu hiệu của độ II tăng lên nhiều, mất liên tục của cơ có thể cảm thấy khi sờ dưới da, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể bị trật khớp. Đứt hoàn toàn số sợi cơ hay dây chằng.

* Công thức R.I.C.E

– R (rest) – nghỉ ngơi: Ngừng lập tức việc tập luyện, thi đấu, có thể bất động tạm thời chi bị chấn thương từ 24 – 72 giờ với nẹp.

Chườm lạnh​

chuom-lanh

– I (ice) – Chườm lạnh giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm, thời gian từ 10-15 phút, không nên chườm quá lâu có thể gây phỏng lạnh, có thể phối hợp với băng ép. Cách làm: đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nylon, bọc khăn vải ướt bên ngoài, chườm lên vùng tổn thương. “Ice massage” là hình thức phối hợp giữa chườm lạnh và băng ép. Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương, thời gian chườm là 10-15 phút, rồi nghỉ 30-45 phút, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.
– Đối với những chấn thương nhỏ thì đau, sưng sẽ giảm rất nhanh.
– Đối với chấn thương trung bình đau, sưng sẽ giảm sau 24 giờ.
– Đối với chấn thương nặng thường đau và sưng sẽ giảm sau 72 giờ (cần phải có điều trị chuyên sâu sau đó).
– Thời gian chườm lạnh còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương và cơ thể mỗi người (mập, ốm)

– C (compression) – băng ép: Quấn băng đè lên vùng bị thương, giúp cầm máu tốt hơn, giảm sưng bầm, phù nề. Băng đúng cách là quấn từ dưới vùng bị thương 10-12cm, qua vùng bị thương lên đến 15-20cm. Lưu ý: băng diện tích rộng; lực quấn băng vừa phải, không nên quấn quá chặt sẽ dẫn đến bị ga-ro (chèn ép mạch máu, không cung cấp đủ dưỡng chất cho vùng bị thương), thỉnh thoảng phải tháo băng.

Băng ép​

bang-chan-thuong

– E (elevation – treo cao tay hoặc kê cao chân bị thương) Kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15cm trong 24 – 72 giờ đầu.

Chú ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi (Fibro) thế cho các sợi collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại.

– Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để trợ giúp
– Nếu sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm trọng cần thiết phải gặp Bác sĩ Y Học Thể Thao.

2. Chấn thương khớp

Đó là tình trạng mất tương quan bình thường của mặt khớp, hai mặt khớp bị xê dịch ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân do lực tác động lớn làm đứt, rách bao khớp và dây chằng quanh khớp.

chan-thuong-khop-vai

* Biểu hiện:

– Đau dữ dội sau chấn thương – có thể nghe tiếng “bực” hay “rắc”
– Khớp mất khả năng vận động
– Biến dạng: nhát rìu
– Dấu hiệu lò xo
– Ngoài ra có thể sưng bầm quanh khớp với nhiều mức độ khác nhau cần kiểm tra bằng XQ để xác định

* Xử trí:

– Băng bất động khớp ở nguyên tư thế bị trật (với nẹp và băng thun)
– Chườm lạnh để giảm đau
– Chuyển cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Chú ý tránh tự ý kéo nắn hoặc xoa bóp dầu có thể làm tụ máu nhiều trong bao khớp -> gây cứng khớp hoặc lỏng khớp – hoặc có thể làm gãy đầu xương khi kéo nắn

3. Chấn thương xương

Là sự mất liên tục cấu trúc xương do lực tác động mạnh. Lực có thể mạnh đột ngột dẫn đến gãy xương cấp tính. Hoặc lực có thể vừa phải nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến xương bị gãy mệt (gãy xương diễn ra từ từ và lâu ngày).

​​Gãy xương cấp tính:

* Biểu hiện: Đau – sưng bầm – giảm cơ năng vùng bị chấn thương (dấu hiệu không chắc chắn)
* Dấu hiệu chắc chắn:

· Biến dạng
· Đau chói và lạo xạo khi sờ
· Cử động bất thường chi bị chấn thương

Gãy xương mệt: thường ít gây chú ý do biểu hiện từ từ

Biểu hiện: đau và sưng vùng xương chịu lực (bàn chân, xương gót, cổ xương đùi, cột sống…) đặc biệt sau khi luyện tập nặng -> nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới mất khả năng vận động chi đó -> thường được xác định qua chụp phim XQ.

Do vậy nếu có VĐV nào than thường xuyên đau nhức ở vùng xương chịu lực như: xương gót, xương bàn chân – gối – cột sống – bàn cổ tay -> và đau tăng lên nhiều sau buổi tập nặng -> nên khám chuyên khoa và XQ kiểm tra.

* Xử trí cấp cứu gãy xương:

– Sau khi bị thương: để nguyên VĐV tại chỗ – tránh vận chuyển liền -> gây shock chấn thương
– Cắt bỏ trang phục quanh vùng bị thương
– Làm nẹp cố định xương gãy

Chú ý: qua 3 mặt phẳng và qua 2 khớp (trên và dưới) vùng bị thương

– Vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất
– Có thể chườm lạnh quanh vùng xương gãy để giảm đau, sưng
– Không được bó đắp thuốc rất nguy hiểm -> dễ làm khớp giả (không lành xương), nhiễm trùng da, viêm xương…

khoi-dong

III. Phòng ngừa chấn thương:
– Khởi động kỹ: tăng dần về cường độ và tần số và độ khó
– Chuẩn bị thể lực tốt (tập trước giải)
– Hoàn thiện kỹ thuật
– Chuẩn bị tâm lý tốt
– Lịch thi đấu phù hợp (VĐV chuyên nghiệp)
– Không nên quá gắng sức khi bị quá tải
– Điều trị thật tốt chấn thương cũ trước khi trở lại thi đấu
– Dụng cụ thi đấu – dụng cụ bảo vệ – sân bãi phải phù hợp
– Giáo dục tinh thần Fair Play
– Chú ý vấn đề thời tiết

Chú ý: kéo giãn và căng cơ hết sức quan trọng

THÁI HIỀN SPORT

ĐC: 224 ĐƯỜNG 30/4, TP.TDM, BÌNH DƯƠNG

Đang xem: HỌC CÁCH PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG CỦA BÁC SĨ Y HỌC THỂ THAO

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng