Có hàng trăm loại cước trên thị trường của nhiều nhà sản xuất với cấu trúc và vật liệu phức tạp. Dây cước được thiết kế phù hợp với nhiều yêu cầu đa dạng. Tất cả các loại dây đều có những tính chất chung như: độ bền, khả năng điều khiển, độ đàn hồi và ổn định, nhưng sự kết hợp của chúng lại cho ra đời những loại dây khác nhau. Hôm nay TuyetNhungSports sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chúng.
Một số đặc điểm chính của dây là:
A. Công nghệ chế tạo/Chất liệu.
B. Đường kính.
Như vậy A + B cho ta các loại cước khác nhau, nhưng chưa phải là tất cả. Mà A + B + (mức căng, kích thước khung (mặt) vợt, số lỗ, máy căng dây và kỹ năng của người căng vợt) tạo nên một tính chất khá quan trọng là độ cứng của mặt vợt sau khi căng dây (string bed stiffness). Vì vậy, với hai cây vợt khác nhau tuy sử dụng cùng một loại dây và mức căng như nhau lại có độ cứng mặt vợt khác nhau.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết các đặc tính nói trên.
1. Công nghệ chế tạo/Chất liệu (material)
Cup-Stack Carbon Nanotube
Áp dụng công nghệ nano để tăng tỷ lệ độ dài – đường kính (duy trì đường kính của dây khi bị kéo giãn – length-to-diameter ratio), qua đó tăng độ ổn định và sức đẩy của dây.
Vectran
Sử dụng công nghệ sợi quang để tăng độ đàn hồi, ổn định khi dây bị kéo dãn và vặn xoắn.
Hydro Titanium
Sử dụng phụ gia Titan tăng tỷ lệ độ dài – trọng lượng (strength-to-weight ratio) kết hợp lớp bọc hydride để duy trì độ mỏng nhưng vẫn đảm bảo bền, ổn định, tạo cảm giác “sắc gọn” (sharp feel) cũng như tiếng “nổ” (hitting sound) khi chạm cầu.
Multifilament
Công nghệ Multifilament duy trì độ bền, đường kính của dây khi bị kéo giãn và tạo cảm giác “mềm” khi chạm cầu (soft feel). Dây loại này cũng được mệnh danh là The Super Lines và được sử dụng làm dây câu cá.
2. Mức căng (tension)
Một số lưu ý khi lựa chọn mức căng phù hợp cho cây vợt của mình:
Sức căng bị giảm vài ngày sau khi căng.
Mỗi cây vợt đều có điểm “sweet spot” (S.P). Đây là vùng trên mặt vợt cho cú đánh tốt nhất.
Mức căng càng thấp thì vùng S.P càng rộng. Vì vậy, người mới chơi cầu thì kỹ thuật chưa tốt nên dùng vợt có mức căng thấp để bớt đánh hỏng.
Mức căng cao sẽ tạo uy lực cho cú đánh trong khi vẫn đảm bảo khả năng điều khiển chính xác khi đảm bảo quả cầu luôn nằm trong S.P, ngược lại sẽ làm dây dễ bị đứt ngay trong khi chơi. Điều này lý giải đây lựa chọn của những tay vợt chuyên nghiệp chứ không đơn giản là họ có cổ tay khỏe.
Để tránh nhầm lẫn, bạn có thể phân biệt như sau:
Mức căng THẤP:
– Vùng S.P rộng.
– Khó điều khiển (thời gian cầu tiếp xúc mặt vợt lâu hơn).
– Tăng lực đánh.
– Tăng độ bền.
– Phù hợp với người mới chơi.
Mức căng CAO:
– Vùng S.P nhỏ.
– Tăng khả năng điều khiển nếu kỹ thuật tốt (thời gian cầu tiếp xúc mặt vợt ngắn hơn). Ngược lại cú đánh sẽ thiếu chính xác do cầu dễ bị “trượt” trên mặt vợt.
– Tăng lực đánh nếu duy trì ở điểm S.P. Ngược lại sẽ giảm vì lực đẩy bị giảm đi.
– Không bền.
– Phù hợp với người chơi tốt/chuyên nghiệp.
Một sai lầm khá phổ biến là mọi người thường căng vợt với mức cân quá cao so với khả năng. Khi đó phải cần rất nhiều lực cho mỗi cú đánh và dẫn đến chấn thương vai hoặc khuỷa tay. Một số khuyến nghị như sau: