Thái Hiền Sport - shop thể thao chuyên cung cấp giày bóng đá, giày cầu lông, đặt đội quần áo bóng đá, các dụng cụ chơi đá bóng, cầu lông, bơi lội, tạ, yoga, bóng chuyền, bóng rổ, boxing, bóng bàn, pickle ball...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐAU GÓT CHÂN: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐAU GÓT CHÂN: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Sau khi chạy bộ, hiện tượng thường gặp đó là đau gót chân. Vậy những nguyên nhân nào gây đau gót chân sau khi chạy bộ? Làm cách nào để trị dứt điểm đau gót chân sau khi chạy bộ? Hãy đồng hành cùng Thái Hiền Sport qua bài viết này nhé!

 

Những nguyên nhân gây đau gót chân sau khi chạy bộ thường gặp nhất

 

Khi nói tới việc chạy bộ bị đau gót chân, chắc chắn sẽ có 1 số yếu tố không thể nào bỏ qua, mặc dù thường là nó hay đến từ những nguyên nhân khá cơ bản, chẳng hạn như chạy quá nhiều… Thông thường, 1 số yếu tố khác thường kết hợp để mất cân bằng về khối lượng cơ, gây đau nhức và nhiều triệu chứng khác.

 

Những ai có lòng bàn chân võng lên quá nhiều hay phẳng, thường dễ bị đau gót chân sau khi chạy bộ, vì những dạng bàn chân này thường làm tăng áp lực lên gân lòng bàn chân (plantar fascia). Gân lòng bàn chân  chạy dọc phần mặt của lòng bàn chân, là một dây chằng/sợi gân lớn. Còn chứng viêm cân gan chân là do viêm sưng, đau nhức và đứt/rách gân lòng bàn chân mà ra.

 

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra việc đau gót bàn chân như sau:

 

  • Bệnh Sever (Viêm xương sụn vô khuẩn gót chân)
 
  • Viêm gân Achilles
 
  • Gãy xương do mỏi (Stress Fractures)
 
  • Viêm khớp
 
  • Dây thần kinh bị tổn thương
 

Làm cách nào để trị dứt điểm đau gót chân sau khi chạy bộ?

 

Nếu bạn giải quyết dứt điểm các triệu chứng càng sớm càng tốt nên các phương pháp điều trị tại nhà thường hiệu quả hơn. Vì vậy, các triệu chứng ngay khi chúng vừa xuất hiện cần xử lý ngay. Các phương pháp dưới đây có thể giúp giảm áp lực, cơn đau nhức và viêm sưng.

 

1. Nghỉ ngơi

 

Hãy dành cho mình 1 khoảng thời gian để phục hồi và nghỉ ngơi lại sau khi bị chấn thương trong quá trình chạy bộ. Không tham gia hay chạy bộ vào những hoạt động nào có thể gây đau vùng gót chân.

 

Cho tới khi nào các triệu chứng giảm dần thì bạn mới được chạy lại.

 

Để làm gia tăng độ dẻo dai và giảm cơn đau nhức của bàn chân, hãy thực hiện 1 số bài tập giãn cơ bắp chân và bàn chân nhẹ nhàng, các bài tập tăng cường sức mạnh khoảng 2-3 lần/ngày với ít nhất 5 phút/lần.

 

2. Giảm viêm sưng bằng thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) và chườm đá

 

Để giảm viêm sưng và đau nhức, hãy dùng 1 túi chườm đá, đặt lên gót chân bị đau nhức với tần suất vài lần/ngày và mỗi lần chườm khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), chẳng hạn như:

 

  • Ibuprofen (Motrin, Advil)
 
  • Naproxen ( Naprosyn, Aleve)
 
  • Aspirin

 

chan-thuong-o-got-chan

Aspirin giảm đau tốt nhưng bạn cũng không nên uống quá nhiều

 

Ngoài ra, có thể dùng 1 số phương pháp giảm đau tự nhiên, chẳng hạn như:

 

  • Viên uống dầu cá
 
  • Nghệ
 
  • Đinh hương
 

Các phương pháp massage và điều trị châm cứu đều hỗ trợ giảm đau nhức rất hiệu quả!

 

3. Dùng các tấm đệm lót trong giày

 

Sử dụng các tấm lót, tấm đệm trong giày để đi lại dễ dịu hơn. Các tấm đệm Orthotic có thể giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn không cho bàn chân của bạn di chuyển không đúng cách hay quá nhiều. Tránh đi bằng chân trần, việc này có thể làm đau nhức và tăng áp lực lên gót chân.

 

4. Dùng nẹp chân đêm

 

Nếu cần giữa bàn chân không cho tiếp xúc trực tiếp với sàn, bạn có thể dùng nẹp chân đêm trong 1 vài tuần để hỗ trợ cho mắt cá chân và bàn chân. Nẹp chân đêm hiện nay khá dễ mua và phổ biến. Chúng giúp giữ cố định và giãn bàn chân trong khi ngủ.

 

Khi nào nên đi khám?

 

Thông thường, bạn có thể chữa trị đau gót chân bằng các phương pháp điều trị phòng ngừa và tại nhà.

 

Tuy nhiên, trong 1 vài tuần nếu các triệu chứng của bạn không có dấu hiệu cải thiện, hãy tìm gặp 1 chuyên gia vật lý điều trị hay bác sĩ. Họ có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân và khuyến nghị 1 lộ trình điều trị.

 

Lộ trình này có thể bao gồm tiêm corticosteroid vào vùng gót chân, để làm giảm đau nhức và viêm sưng.

 

Bạn cũng có thể được yêu cầu tiến hành 1 cuộc tiểu phẫu mắt cá chân và bàn chân, mặc dù điều này thường không quá mức thiết. Họ sẽ xác định ra nguyên nhân chính gây đau gót chân bằng các phương pháp kiểm tra và tia X quang.

 

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn không thể đi lại, bị đau nhức gót chân quá mức hay thậm chí vùng gót chân bị sưng tấy đỏ.

 

Làm cách nào để phòng tránh bị đau gót chân sau khi chạy bộ?

 

Tiếp theo, chúng ta phải tiếp tục đi tìm các phương án để phòng tránh để hạn chế tình trạng sau này việc đau nhức này cũng có thể tái phát.

 

chan-thuong-got-chan-khi-choi-the-thao

Phòng tránh đau gót chân sau khi chạy bộ

 

1. Thay đổi kỹ thuật tiếp đất

 

Trong khi đang chạy hãy chú ý tới vị trí bàn chân của bạn khi tiếp đất. Hầu hết mọi người đều tiếp đất và chạy bằng phần bàn chân phía sau. Điều này được cho là nguyên nhân gây đau gót chân. Hãy thay đổi bằng cách tiếp đất với phần trước bàn chân hay phần giữa để coi có làm giảm chứng đau gót chân của bạn hay không.

 

Cách này có thể không hiệu quả với tất cả mọi người. Bạn cũng có thể nhận ra rằng mình có đang dồn quá nhiều áp lực lên phần ngoài hay phần trong của bàn chân. Hãy nhớ rằng, thay đổi cách tiếp đất có thể khiến bạn tăng áp lực các phần khác của bàn chân và đầu gối, dẫn tới áp lực đau nhức lớn hơn.

 

2. Lựa chọn những mặt phẳng địa hình chạy bộ khác nhau

 

Nếu được, hãy chạy trên các đường cát, cỏ và bổ sung chạy lên đồi vào lộ trình chạy bộ của bạn. Tránh chạy trên những mặt phẳng quá cứng, chẳng hạn như bê tông hay sàn. Nếu không còn chọn lựa nào khác, ngoại trừ việc phải chạy trên bề mặt cứng, hãy tìm 1 đôi giày thật tốt, có đệm lót thật tốt để làm giảm bớt độ giằng xóc lên gót chân.

 

3. Giãn cơ trước và sau khi chạy

 

Hãy thực hiện 1 số bài tập giãn cơ đơn giản trước, sau khi chạy để làm giãn cơ mắt cá chân, bàn chân và bắp chân 2 lần/ngày . Một số bài tập cơ bản để làm giãn cơ chân bao gồm:

 

  • Golf Ball Rolls
 
  • Giãn cơ bàn chân và mắt cá chân
 
  • Giãn cơ bắp chân
 

4. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

 

Nếu trọng lượng của bạn quá lớn có thể gây ra nhiều áp lực lên phần thân người bên dưới, đặc biệt là mắt cá chân, gối và gót bàn chân, trong quá trình chạy bộ. Giảm cân sẽ giúp bạn  giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn và đôi chân mình thanh thoát hơn.

 

5. Đầu tư một đôi giày chạy bộ mới, chất lượng

 

Đầu tư 1 đôi giày chạy bộ chất lượng,  được thiết kế dành riêng cho dân chạy bộ là ý tưởng tuyệt vời nhằm giúp hỗ trợ cho bàn chân. Vậy nên tốt nhất bạn nên cố gắng đầu tư 1 đôi thật chất lượng vì một sức khỏe dẻo dai và an toàn.

 

Nguồn: iFitness.vn

 

Mời anh em đến với siêu thị dụng cụ thể thao Thái Hiền Sport để mua giày chạy bộ và giày đá bóng chính hãng, giá tốt nhé!

TRỊNH VŨ THÁI HIỀN

 

Xem thêm:

 

Bật mí độ bền giày đá bóng chính hãng

 

Thái Hiền Sport - nhà phân phối thiết bị thể thao của Vifa Sport

 

Những lưu ý khi sử dụng giày đá bóng vào trời mưa

Đang xem: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐAU GÓT CHÂN: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng