Vận động và chơi thể thao luôn là một trong những điều mà các bé con yêu thích. Tuy nhiên nếu không cẩn thận thì bé nhà bạn sẽ dễ gặp phải các chấn thương khi chơi thể thao và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hãy đồng hành cùng Thái Hiền Sport.
1/ Trầy xước là chấn thương khi chơi thể thao
Việc vận động và chơi thể thao ngoài trời mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Đây không chỉ là cơ hội để trẻ được vui chơi thoải mái mà còn là chất xúc tác giúp sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ được toàn diện hơn. Trong quá trình chơi thể thao sẽ khó tránh khỏi những tình huống sơ suất dẫn đến chấn thương và sau đây là danh sách những chấn thương khi chơi thể thao phổ biến mà bạn cần biết.
Chấn thương khi chơi thể thao phổ biến mà bé có thể gặp khi tham gia các trận đấu diễn ra ở không gian gồ ghề, nhiều đất đá hoặc bộ môn có sử dụng các vật sắc nhọn. Xét về mặt cơ bản thì đây chỉ là một loại chấn thương nhẹ, không gây nguy hiểm nhiều cho bé mà chỉ khiến bé cảm thấy rát một tí. Tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan mà phải vệ sinh sạch sẽ vết trầy xước này vì nếu không thì nhiều loại vi khuẩn sẽ tận dụng cơ hội mà tấn công vào bên trong, tạo nên hiện tượng nhiễm trùng.
Trầy xước là một trong những chấn thương khi chơi thể thao phổ biến nhất và ít gây ra nguy hiểm cho bé
2/ Bầm tím
Khi chơi thể thao thì đôi khi do hăng say quá mức nên có thể sẽ xảy ra va chạm mạnh, từ đó dẫn đến hiện tượng bầm tím tại khu vực xảy ra va chạm. Đây là một trong những chấn thương cũng không quá nguy hiểm và khá phổ biến nên bạn không cần phải lo lắng nhiều. Chỉ cần sử dụng đá lạnh vì chúng có khả năng ức chế hoạt động các tế bào thần kinh cũng như dây thần kinh tại vị trí bị bầm tím, từ đó bớt xung huyết và làm giảm đau tại vị trí vết thương.
Lưu ý: bạn cần sử dụng túi chườm để giảm sưng vết thương của bé, không nên chườm đá trực tiếp vào vết thương có thể gây bỏng lạnh vì làn da của bé cực kì mỏng và nhạy cảm.
3/ Đau cơ
Tình trạng “xổ cơ” hay nói một cách chính xác thì việc các cơ bắp bị đau không được xếp vào những chấn thương khi chơi thể thao mà đây chỉ là một hiện tượng hết sức tự nhiên. Khi bé của bạn đã lâu không vận động hoặc tập luyện thì khi chơi thể thao xong sẽ có cảm giác đau nhức ở các cơ bắp. Đây là điều bình thường và không có gì nguy hiểm, bạn chỉ cần dặn bé trong khi cơ bị đau thì đừng hoạt động nhiều, chỉ cần 1-2 ngày sau sẽ khỏi hẳn.
Khi bị đau cơ nên cho bé nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể hồi phục
4/ Bong gân
So với những nội dung trên thì đây là loại chấn thương khi chơi thể thao có phần “căng thẳng” hơn một xíu, tuy nhiên vẫn là loại hình chấn thương khớp nhẹ nhất. Bạn sẽ thấy bé bị đau và sưng vùng khớp, tuy vẫn cử động được nhưng sẽ bị giới hạn. Loại chấn thương khi chơi thể thao này thường gặp ở vùng khớp cổ chân và khớp cổ tay do đây là 2 khu vực được sử dụng nhiều nhất khi chơi thể thao.
Khi bé bị bong gân, tạm ngưng tập luyện trong một thời gian và cần chườm lạnh vùng khớp bị chấn thương để các sợi cơ ở khu vực đó phục hồi trở lại.
Bị bong gân cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ kịp thời
Trên đây là những chấn thương khi chơi thể thao phổ biến mà bé con của bạn sẽ có thể gặp phải trong quá trình tập luyện. Để có thể phòng tránh những chấn thương này, ngoài việc cẩn thận trong quá trình chơi thể thao thì bạn cũng có thể tìm cho bé con của mình những sân chơi hoặc những nơi có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện.
Đến với siêu thị dụng cụ thể thao Thái Hiền Sport để mua các dụng cụ thể thao chính hãng giúp bảo vệ và tạo cảm hứng tập luyện thể dục thể thao giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.